Cấu trúc và đặc trưng Thiên hà Chong Chóng

Thiên hà Chong Chóng. Ảnh của: Scott Anttila.

NGC 5457 là một thiên hà tương đối lớn so với Ngân Hà. Với đường kính vào khoảng 170.000 năm ánh sáng, kích thước của nó gần bằng hai lần kích thước của Ngân Hà. Khối lượng của đĩa thiên hà vào khoảng 100 tỷ lần khối lượng Mặt Trời, cùng với một chỗ phình nhỏ bằng khoảng 3 tỷ lần khối lượng Mặt Trời.[8]

Một đặc điểm khác nổi bật của thiên hà này là nó chứa nhiều vùng H II rất lớn và rất sáng, với tổng số khoảng 3.000 trên các ảnh chụp. Những vùng H II thường kèm theo các đám mây khồng lồ với mật độ cao các phân tử hidro tập trung lại dưới ảnh hưởng của lực hấp dẫn nơi sẽ hình thành các ngôi sao mới. Và các vùng H II bị ion hóa bởi rất nhiều các ngôi sao trẻ cực nóng và sáng.

Trên các bức ảnh chụp NGC 5457 chúng ta có thể nhìn thấy sự không cân xứng về một phía. Có thể do trong quá khứ gần đây (nói theo ngôn ngữ của thiên hà) M101 đã trải qua một và chạm với một thiên hà gần và do ảnh hưởng của lực thủy triều làm cho thiên hà mất đi sự đối xứng. Thêm vào đó, sự va chạm này cũng làm tăng biên độ các sóng mật độ trong các nhánh của M101. Sự tăng biên độ của những sóng này dẫn đến sự nến các khí hidro giữa các ngôi sao, và do vậy tạo điều kiện cho hoạt động hình thành các ngôi sao mới.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiên hà Chong Chóng http://nedwww.ipac.caltech.edu/ http://nedwww.ipac.caltech.edu/cgi-bin/nph-objsear... http://adsabs.harvard.edu/abs/1979A&A....72...73C http://adsabs.harvard.edu/abs/1992A&AS...93..211F http://adsabs.harvard.edu/abs/1993A&AS..100...47G http://adsabs.harvard.edu/abs/2000ApJ...543..178G http://simbad.u-strasbg.fr/simbad/sim-id?Ident=M10... http://apod.nasa.gov/apod/ap090414.html http://www.nersc.gov/news-publications/science-new... http://ryutao.main.jp/english/st2k_m101_mt200.html